Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

MBA

Dư luận “nóng” lên sau phát biểu của Bí thư thành ủy TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng về việc chấm dứt dạy thêm: Với những điều này, không cần cấm thì dạy thêm học thêm cũng sẽ giảm

Không học thêm có được không?

Nếu lớp học sĩ số học sinh cao, chương trình học quá nặng nề như hiện nay mà thời lượng đã quy định 1 tiết học với một lượng kiến thức cụ thể thì nếu không học thêm chắc chắn học sinh không thể tiếp thu hết lượng kiến thức thầy cô muốn truyền tải. 

Dư luận luôn lên án việc dạy thêm nhưng lại không chịu hiểu vì sao học sinh, phụ huynh vẫn cần cho con đi học thêm đến thế? 

Học thêm là nhu cầu cấp thiết của nhiều phụ huynh, xin đừng đổ tất cả tội lỗi lên đầu thầy cô. Bởi không phải thầy cô giáo nào cũng dùng thủ đoạn buộc học sinh phải đi học thêm.  





Ở địa phương tôi, đã có thời gian nhiều thầy cô không dám dạy thêm vì sợ vi phạm Thông tư. 

Thế nhưng đã có không ít phụ huynh đến nhà năn nỉ, yêu cầu được thầy cô giáo kèm riêng cho con mình với mức phí bằng dạy cả nhóm. 

Có gia đình không có điều kiện, buộc phải tìm thầy dạy cho con là những sinh viên tốt nghiệp Đại học đang thất nghiệp ở nhà thậm chí có cả trường hợp học sinh cấp 3 dạy thêm cho các em tiểu học…

Thậm chí, nhiều phụ huynh còn gửi con cho một số bảo mẫu mới chỉ có bằng tốt nghiệp lớp 9. 

Xưa nay, nói đến việc dạy thêm học thêm, nhiều người cứ quy chụp cho giáo viên dạy trên lớp không hết kiến thức, dành về nhà dạy để lôi kéo học sinh. 

Nhưng mọi người lại không thấy rằng, thời gian trên lớp, thầy cô không thể kèm cặp từng học sinh khi mà còn gần 40 em khác đang chờ cô giảng bài. 

Chưa nói đến việc trong một lớp nhưng nhiều em học lực yếu, tiếp thu chậm, nhiều em học giỏi cần được bổ sung kiến thức nâng cao hơn. 

Chỉ chừng ấy thời gian trong một tiết học, thử hỏi, thầy cô phải giảng dạy, phân chia thế nào cho những đối tượng học lực khác xa nhau. 

Giải pháp nào để chấm dứt dạy thêm?

Việc học thêm là nhu cầu chính đáng của người học. Bởi thế, việc cấm cũng không phải là cách tốt nhất để giảm nhiệt cho việc dạy thêm, học thêm như hiện nay.

Theo Bí thư Đinh La Thăng, giáo viên bị cấm dạy thêm nhưng học sinh có nhu cầu có thể tới các trung tâm học thêm. 

Liệu đây có phải là giải pháp hữu hiệu khi mà toàn bộ học trò đổ về các trung tâm gây tình trạng quá tải và tất nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con theo học ở những nơi này. 

Đây mới chính là áp lực đè nặng lên vai các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại muốn chăm lo cho các con bằng việc học hành.

Hiện nay, giáo viên không còn dạy thêm đơn lẻ ở nhà như trước đây mà dạy ở trường, ở trung tâm giáo dục hoặc ngay tại trung tâm dạy thêm do mình mở.
Họ dạy thêm một cách hợp pháp theo hướng dẫn của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. 

Đây là hình thức dạy thêm hợp pháp nên được dạy một cách công khai, rầm rộ hầu hết ở các địa phương trong cả nước. 

Nhiều trường học tổ chức chiêu sinh, thu tiền và phân lớp. Giáo viên dạy hưởng 80%, 20% còn lại nhà trường phân chia cho ban giám hiệu, quản lý thu chi…

Một số giáo viên không dạy ở trường, họ tới trung tâm hoặc tự mở trung tâm ở nhà sau khi xin được giấy phép.

Để có được giấy phép dạy thêm hay mở một trung tâm dạy thêm không có điều gì khó. Cứ theo quy định của Thông tư 17 bất kì thầy cô giáo cấp 2, 3 nào cũng xin được giấy phép dạy thêm cho mình. 

Vì vậy, để chấn chỉnh tình trạng dạy thêm như hiện nay không hề đơn giản bởi phụ huynh sẽ tìm mọi cách để con cái được học thêm. Không có cha mẹ nào thấy con học yếu lại có thể làm ngơ, con học khá lại muốn học giỏi hơn.

Nếu chỉ vì Giáo dục không quản lý được tình trạng dạy thêm tràn lan rồi ra lệnh cấm. Khi chưa đưa ra được những giải pháp hữu hiệu thì kết quả thu được cũng sẽ không được như mong muốn.

Trước hết, giảm tải kiến thức học cho các em, xây dựng chương trình học tập phù hợp với từng nhóm đối tượng, giảm thời lượng dạy bài mới, tăng số lượng những tiết ôn tập, luyện tập thực hành, giảm sĩ số học sinh trong từng lớp.

Nhà trường tổ chức một số lớp học phụ đạo cho học sinh yếu kém, học sinh giỏi nhưng tiền trả thù lao những tiết dạy ngoài giờ cho thầy cô lấy từ nguồn ngân sách chi trả như một tiết tăng phụ trội mà không buộc phụ huynh học sinh phải đóng góp như hiện nay.


Làm được điều này, tình trạng dạy thêm học thêm chắc chắn sẽ hạn chế mà không cần phải có lệnh cấm.

Nguồn: Đỗ Quyên (GDVN)

Posted by:

Nguyen Ba Dat • Development CSU’s Programs Manager
Columbia Southern University • Faculty Development

Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620 • Email: datcsu@hcm.fpt.vn
7 Nguyen Binh Khiem Str, Dist 1 ● Ho Chi Minh ● Viet Nam


MBA

About MBA -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :

THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHÚNG TÔI GIÚP GÌ CHO BẠN!

Tại Đại học Nam Columbia, chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) luôn được chú trọng cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng, cơ hội để bạn theo đuổi đam mê học tập của mình và đạt bằng cấp được các nhà tuyển dụng coi trọng.

Tham gia chương trình bạn sẽ được trau dồi, rèn luyện các phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo tương lai, được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần có của một nhà quản lý tài năng, giúp bạn đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho tổ chức, doanh nghiệp của mình trong quá trình vận hành, phát triển.

Trường Đại học Nam Columbia – CSU thuộc Tâp đoàn giáo dục Columbia Southern Education (CSEG), đào tạo các bậc học từ Cao đẳng, Cử nhân đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ. CSU đã được kiểm định chất lượng bởi DEAC (Ủy ban kiểm định Giáo dục từ xa Hoa Kỳ). Đại học Nam Columbia Việt Nam chính thức hoạt động từ 2002 và được Bộ Giáo Dục và Đạo Tạo Việt Nam công nhận văn bằng