Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

MBA

Suy ngẫm : “Vặt lông” ai?

1. Ngày bé mẹ nghe ầu ơ: Cái cò cái vạc cái nông/ Ba cái cùng béo vặt lông cái nào/ Vặt lông con cốc cho tao/ Ta nấu ta nướng ta xào ta ăn. Nghe mãi, nghe mãi thành thuộc từ thuở nằm nôi, lớn lên nhớ nằm lòng.

Sau đó mấy câu ca dao đến lượt ru em tôi. Thời gian trôi, tôi lớn lên có gia đình.  Đến lượt “cái cò cái vạc cái nông” lại lần nữa đem tặng vào giấc ngủ các con tôi…

Tôi đọc và thuộc như cháo, đọc như một thói quen chơi chạy vòng tròn, như ăn bát cháo hoa thấy mát mẻ trong lòng mà không bao giờ tìm cảm nhận về khí vị của cháo. Nào có bao giờ nghĩ đến chuyện đi tìm cái lý trong câu ca dao đâu.


                                                           Tranh minh hoạ: Đỗ Đức

2. Một hôm nằm ngẫm lại từng câu bỗng phát hiện ra cái vô lý: Ba con cò, vạc, nông đều béo, được người ta tính đến sẽ chọn một con vặt lông đánh chén. Ba đối tượng này thì đối tượng nào sẽ bị đưa lên thớt? Bất ngờ, và bất ngờ lớn nhất ở câu cuối: Vặt lông con “cốc” cho tao! Ôi trời, cốc không hề xuất hiện trong dự án làm thịt nhưng cuối cùng lại là kẻ hiến tế. 

Tôi giật mình, giữ trong lòng nỗi băn khoăn. Một lần về quê  hỏi  thì nghe mẹ bảo: Là ca dao nó nói thế, ai biết là cái gì. Mẹ cũng nghe từ bé thế thì nhớ thế thôi…

Ờ, đều là loài kiếm ăn mặt nước nhưng câu ca dao lại phân loại khác nhau: cò, vạc, nông được gọi là “cái”. “Cái” là mẹ, là bề thế. Trong nhà là người cai quản, ra đường là bậc phụ huynh. Còn nông là “con”, là nhỏ bé và phụ thuộc. Ba “cái” bỗng nhiên thoát cảnh vặt lông, còn “con” không được nhắc tới trong sự lựa chọn bỗng được lôi tuột ra để xử. Chuyện đời thật rắc rối. Vẫn chưa tìm ra ý nghĩa của cái cảnh tréo ngoe này.


Tôi đã thấy con cốc trên trống đồng Ngọc Lũ, còn ngoài thiên nhiên thì chưa thấy bao giờ. Tuy vậy một hôm xem trên YouTube thấy ở nước ngoài, thuyền chài cốc để bắt cá. Chủ thuyền buộc dây lồng cái thòng lọng vào cổ cốc rồi thả cho cốc lặn xuống sông mò cá. Đớp được cá nhưng cốc không thể nuốt vì bị cái thòng chặn ngang cổ. Cốc ngoi lên thì chủ thuyền thu con cá rồi cho cốc lặn tiếp. Chỉ hết buổi, chủ tháo thòng lọng thì cốc mới nuốt được. Thân phận con cốc là như vậy. 

3. Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau nghĩ xem tại sao lại có chuyện này. Ca dao xưa đọc thấy như vu vơ nhưng bao giờ cũng ẩn dưới nó một câu chuyện khác. Chúng ta cùng ngẫm để lý giải xem tại sao cốc lại bị vặt lông. Phải chăng cốc nằm trong vị thế thấp cổ bé họng nhất nên thường là kẻ bị bắt nạt? 

                        Tác giả: Đỗ Đức

Posted by:

Nguyen Ba Dat • Development CSU’s Programs Manager
Columbia Southern University • Faculty Development
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620 • Email: datcsu@hcm.fpt.vn


MBA

About MBA -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :

THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHÚNG TÔI GIÚP GÌ CHO BẠN!

Tại Đại học Nam Columbia, chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) luôn được chú trọng cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng, cơ hội để bạn theo đuổi đam mê học tập của mình và đạt bằng cấp được các nhà tuyển dụng coi trọng.

Tham gia chương trình bạn sẽ được trau dồi, rèn luyện các phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo tương lai, được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần có của một nhà quản lý tài năng, giúp bạn đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho tổ chức, doanh nghiệp của mình trong quá trình vận hành, phát triển.

Trường Đại học Nam Columbia – CSU thuộc Tâp đoàn giáo dục Columbia Southern Education (CSEG), đào tạo các bậc học từ Cao đẳng, Cử nhân đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ. CSU đã được kiểm định chất lượng bởi DEAC (Ủy ban kiểm định Giáo dục từ xa Hoa Kỳ). Đại học Nam Columbia Việt Nam chính thức hoạt động từ 2002 và được Bộ Giáo Dục và Đạo Tạo Việt Nam công nhận văn bằng