Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

MBA

Giáo dục Nhật Bản xuất sắc nhờ 15 nội quy này


Đi lên từ đống đổ nát sau chiến tranh Thế giới thứ 2, chỉ qua hơn 1 thập kỷ, Nhật Bản đã vươn mình trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ 2, chỉ sau Mỹ. 

Chúng ta sẽ có được một hình dung cụ thể hơn về một nền giáo dục không gói gọn trong những kiến thức sách vở, và các nguyên tắc đạo đức mang tính giáo điều. Nó là khởi nguồn cho những phẩm chất lớn khiến dân tộc này được cả thế giới ngưỡng mộ. 

1. Không được đi học muộn


Các trường học trên toàn thế giới đều có quy định học sinh không được đi học muộn. Và ở Nhật Bản, điều này được cho là quan trọng bậc nhất đối với cấp tiểu học. Học sinh phải có mặt ở trường vào đúng 8g30 sáng! Nếu bạn nào đi muộn quá 5 lần, hình phạt dành cho bạn ấy sẽ là: đến trước giờ, dọn vệ sinh lớp suốt một tuần sau đó. Có lẽ người Nhật hiểu rằng, đúng giờ thể hiện sự tôn trọng bản thân mình, đặc biệt là tôn trọng người khác.

2. Học sinh là những ‘nhân viên vệ sinh’


Không có trường học nào ở Nhật cần đến lao công cho khu vực học sinh, vì ngay từ cấp tiểu học các em đã được giao trách nhiệm tự lau dọn lớp học, phòng vệ sinh và hành lang. Nhiệm vụ làm sạch của các em bao gồm cả lau bụi trên bàn ghế, cửa sổ, lau nền nhà, và bảng viết.

3. Học sinh ăn trưa tại lớp


Đến giờ ăn trưa, các em không ra căng-tin hoặc phòng ăn chung như ở các nước khác, học sinh Nhật Bản sẽ tự sắp xếp bàn ghế, bát đĩa, khăn ăn và ăn trưa ngay trong lớp học. Bữa trưa được các cô nuôi phụ trách hoặc các em tự phục vụ. Một quy định không ai được phép bất tuân chính là không để thừa thức ăn, vậy nên sau bữa ăn tất cả bát đĩa của các bạn đều sạch trơn!

4. Bơi lội là môn học được dạy rất nghiêm túc


Chúng ta sẽ không biết đến một trẻ nào đã qua trường tiểu học mà không biết bơi, vì bơi lội là một môn học bắt buộc trong giáo dục học đường của Nhật Bản. Phần lớn các trường học ở Nhật Bản đều có bể bơi riêng. Các trẻ được yêu cầu phải hoàn thành những chặng bơi tối thiểu theo quy định. Nếu rớt ở các kỳ kiểm tra, các em phải tham gia các khóa học hè.

5. Học sinh không được phép thay đổi diện mạo tự nhiên của mình


Mặc dù không phải tất cả các trường ở Nhật đều có quy định này, nhưng nó khá phổ biến. Các em học sinh không được phép trang điểm, dùng kính áp tròng đổi màu, nhuộm tóc, sơn móng, thậm chí tỉa lông mày.

6. Nghỉ cuối tuần chỉ có một ngày


Chính phủ đã tăng số ngày nghỉ cuối tuần thành 2 ngày từ năm 1992. Một vài trường trung học, dù vậy, vẫn phá luật, và mở các lớp vào thứ Bảy, nghĩa là các em chỉ được nghỉ một ngày.

7. Học sinh bị cấm hẹn hò và có những mối quan hệ ngoài bạn bè


Tất cả các trường trung học ở Nhật đều có quy định về điều này, mục đích để bảo đảm học sinh của họ không bị phân tán tư tưởng, chỉ tập trung vào học tập.

8. Nghỉ hè của học sinh chỉ từ 5-6 tuần, bắt đầu từ 20/7 đến cuối tháng 8


Thời gian nghỉ hè của học sinh Nhật tính ra chỉ bằng một nửa thời gian của học sinh Mỹ. Và nếu thấy “chưa đủ ngắn”, học sinh sẽ tiếp tục đến trường vào đợt nghỉ hè để học, làm bài tập, hoặc tham gia các câu lạc bộ của trường.

9. Tôn sư trọng đạo


Tôn trọng người lớn tuổi hơn qua văn hóa chào hỏi đã trở thành nét đặc trưng của người Nhật. Trong trường học, để chào các thầy cô giáo, các em học sinh sẽ cúi thấp đầu, cả trước và sau giờ học.

10. Một vài quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc để tóc của học sinh nam và nữ


Học sinh nữ không được nhuộm tóc, không dùng các dây buộc tóc sặc sỡ và không để tóc mái dài che lông mày. Học sinh nam không được để râu, đầu tóc luôn được cắt ngắn, gọn gàng.

11. Trong trường không được sử dụng điện thoại di động


Học sinh chỉ được dùng điện thoại di động ở khu vực đậu xe hoặc ngoài cổng trường, vào giờ ra chơi hoặc sau buổi học.

12. Không được sửa đồng phục dưới mọi hình thức


Học sinh không được phép thay đổi, sửa lại hay trang trí thêm phụ kiện cho đồng phục của mình. Đồng phục cần phải được mặc đúng quy định, thậm chí ngay khi học sinh đã hết giờ học và ra khỏi trường. 

13. Hiếm khi có giáo viên thay thế


Thay vào đó, học sinh tự học và tự kiểm soát hành vi của mình. Thỉnh thoảng, một giáo viên khác có thể vào lớp kiểm tra đôi chút.

14. Học sinh tuyệt đối không được mặc đồ sặc sỡ bên ngoài đồng phục


Áo khoác hoặc áo len mặc bên ngoài đồng phục cần phải có màu tối: màu da, xanh hải quân, đen, hoặc xám. Học sinh cũng không cho phép đeo đồ trang sức.

15. Các học sinh dưới 18 tuổi có quy định luật giới nghiêm sau 10 giờ


Một vài thành phố sẽ áp dụng những quy định khác nhau. Tuy nhiên, Tokyo và Yokohama là hai thành phố bắt buộc thi hành quy định giới nghiêm này. Học sinh dưới 18 tuổi bị từ chối tại các rạp phim và khu giải trí sau 10 giờ tối.

Những quy định nghe có vẻ hà khắc này lại rèn giũa nên những học sinh Nhật đạo đức, khuôn khổ và chăm chỉ. Có thể trong một vài phương diện hay khía cạnh nào đó, chúng khiến các em ít tìm được tự do, thế nhưng, mặt tốt của các nguyên tắc này lại giúp các em trở thành người có trách nhiệm và quy củ hơn.
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên

MBA

About MBA -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :

THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHÚNG TÔI GIÚP GÌ CHO BẠN!

Tại Đại học Nam Columbia, chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) luôn được chú trọng cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng, cơ hội để bạn theo đuổi đam mê học tập của mình và đạt bằng cấp được các nhà tuyển dụng coi trọng.

Tham gia chương trình bạn sẽ được trau dồi, rèn luyện các phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo tương lai, được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần có của một nhà quản lý tài năng, giúp bạn đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho tổ chức, doanh nghiệp của mình trong quá trình vận hành, phát triển.

Trường Đại học Nam Columbia – CSU thuộc Tâp đoàn giáo dục Columbia Southern Education (CSEG), đào tạo các bậc học từ Cao đẳng, Cử nhân đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ. CSU đã được kiểm định chất lượng bởi DEAC (Ủy ban kiểm định Giáo dục từ xa Hoa Kỳ). Đại học Nam Columbia Việt Nam chính thức hoạt động từ 2002 và được Bộ Giáo Dục và Đạo Tạo Việt Nam công nhận văn bằng