A. Cấp dưới của bạn làm việc quá lộn xộn và nếu bạn không can thiệp thì công việc chẳng đi đến đâu cả.
B. Cấp dưới của bạn không chỉ là đồng nghiệp mà còn là những người đồng hành với bạn trên hành trình chinh phục mục tiêu.
Nếu bạn chọn B, xin chúc mừng, bạn đang đi đúng đường để trở thành nhà lãnh đạo được kính trọng rồi đó.
Không ai có thể dẫn dắt nhóm thành công nếu họ không thực sự hòa hợp với nhau. Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt với những đặc điểm độc nhất. Là nhà lãnh đạo, bạn có nhiệm vụ giúp mọi người chấp nhận sự khác biệt của nhau và động viên nhau cùng nỗ lực hướng về một mục tiêu chung.
Các nhà quản lý luôn muốn kiểm soát mọi thứ. Vài người khác vì thiếu lòng tin mà trở thành những nhà quản lý vi mô, làm giảm năng suất và kéo cả tổ chức chậm lại.
Các nhà quản lý thường yêu cầu rất khắt khe và trung thành với cách làm việc mà họ cho là đúng. Lãnh đạo thì hiểu rằng thay đổi là cần thiết cho bất kỳ sự tiến bộ và phát triển nào.
Lãnh đạo giỏi hiểu rõ năng lực của từng nhân viên, đặt ra các kỳ vọng rõ ràng và điều chỉnh liên tục phương pháp lãnh đạo để thích nghi với hoàn cảnh.
Một số nhà quản lý luôn cảm thấy họ đang “giao quyền” rất hào phóng nhưng thật ra họ không đặt niềm tin vào ai cả và việc họ làm chỉ đơn thuần là chỉ định. Họ không tin nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Lãnh đạo thì khác. Họ giao nhiệm vụ cho nhân viên vì họ tin tưởng. Dù không trực tiếp tham gia, họ vẫn theo dõi thường xuyên để hỗ trợ nhân viên.
“Sếp” là người phấn khích nhận thưởng khi nhóm của họ đạt thành công và họ cũng là người đầu tiên trút giận lên cả nhóm nếu không đạt được chỉ tiêu.
Lãnh đạo hiểu rõ thành công không chỉ do mình họ mà nên, vì vậy, họ luôn kiểm soát cảm xúc cao độ. Cùng chia sẻ thành tựu với cả nhóm khi thành công, khi thất bại thì chấp nhận và xử lý một cách tỉnh táo.
Rủi ro là điều mà các nhà quản lý luôn cố tránh cho bằng được vì họ sợ không kiểm soát được tình hình khi có sự cố xảy ra.
Lãnh đạo lại hiểu rõ rằng thành công lớn nhất đến từ những quyết định mạo hiểm. Lãnh đạo khuyến khích nhóm trải nghiệm những điều mới mẻ và mỗi sai lầm hay thất bại là một lần họ được những bài học quý giá.
Nhà quản lý kém đem nỗi sợ ra làm động lực thúc đẩy nhân viên. Họ “bao vây” nhân viên bằng việc giảm lương, tăng giờ làm, nguy cơ bị trừng phạt, nguy cơ mất việc…
Ngược lại, lãnh đạo tìm hiểu điều gì giúp nhân viên hạnh phúc và phấn chấn nhất, dù điều đó cả chính nhân viên còn chưa phát hiện ra. Lãnh đạo cổ vũ mọi thành tựu dù là nhỏ nhất, vì lãnh đạo, nói cách khác, là người hâm mộ nhiệt thành nhất của nhân viên.