Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

MBA

5 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN MỐI LIÊN KẾT GIỮA MARKETING VÀ FINANCE

Chúng ta thường mặc định rằng, người làm Marketing, sẽ thuộc tuýp người sáng tạo, trong khi người làm tài chính, chỉ quan tâm đến báo cáo dòng tiền. Nhưng sự thật là, mối liên kết giữa 2 mảng dường như trái ngược hoàn toàn này lại rất lớn.
Mối quan hệ giữa Marketing và tài chính nghe có vẻ khó liên quan với nhau, ngay cả khi 2 team đều chung 1 công ty và làm việc cho cùng một mục tiêu.
Douglas Haddad, giám đốc điều hành của Advance Funds Network, một công ty hỗ trợ cho vay tài chính, nhận xét: “Người làm Marketing hay người làm Finance đều cần thiết với một doanh nghiệp như nhau”. “Cả 2 bộ phận, tuy đang sử dụng những kỹ năng khác nhau, nhưng vẫn có thể làm việc cùng nhau như một đội thành công nếu môi trường phù hợp. Sự liên kết này là điều chúng tôi tìm kiếm trước khi chúng tôi quyết định tài trợ cho một công ty mới nào đó bởi nó thực sự có thể tạo ra sự khác biệt về thành công tài chính cho một doanh nghiệp.”
Chi phí marketing thì liên tục thay đổi, và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Cùng nhìn lại, hơn 12 tỷ đô đã được chi trong năm 2015 chỉ tính riêng cho quảng cáo tìm kiếm trên thiết bị di động và sẽ còn có xu hướng tăng lên. Ngay cả một doanh nghiệp nhỏ cũng cần ngân sách marketing cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Vậy câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào để bộ phận tài chính và đội ngũ marketing có thể làm việc cùng nhau và đảm bảo tiền được chi tiêu hiệu quả?

1. Giao tiếp mở (và giao tiếp 2 chiều)

Có một nhận định rằng, Marketing sẽ luôn đòi hỏi ngân sách nhiều hơn, trong khi tài chính sẽ luôn cắt giảm ngân sách. Không bên nào dành thời gian để ngồi xuống với bên còn lại để giải thích chính xác lý do tại sao cần thêm tiền hoặc tại sao cần phải khấu trừ.
Lee Robertson, Giám đốc điều hành của Investment Quorum, công ty quản lý tài sản từng giành giải thưởng ở London, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao tiếp “cởi mở”.
Hãy chắc chắn rằng cả hai bên đều có những cuộc họp để ngồi lại, trong đó Marketing có thể trình bày những chiến dịch sắp tới và quỹ tiền nào họ sẽ cần, và bên tài chính có thể giải thích cách thức và lý do tại sao cần . Đừng đợi cho đến sau khi sợi giao tiếp này bị hỏng, hãy bắt đầu những cuộc họp này từ trước.

2. Chia sẻ những câu chuyện thành công với phòng Finance

Khi tài chính nhìn thấy một khoản chi tiêu lớn, mà không biết gì về nó, họ sẽ cắt tỉa khoản chi tiêu – đó là những gì họ được trả tiền để làm. Nhưng nếu Marketing chỉ cần dành thời gian để giải thích cho tài chính cụ thể chi phí đơn hàng đó đã mang lại rất nhiều lượng truy cập và giúp định vị thương hiệu cho công ty, Tài Chính có thể sẽ suy nghĩ lại.
Các Brand Manager có thể có rất nhiều ý tưởng, nhưng đừng bao giờ nên quên cho Finance biết tiền của
họ đã được sử dụng thành công như thế nào.

3. Là người chịu trách nhiệm chính

Điều này lúc nào cũng quan trọng, không chỉ trong các cuộc khủng hoảng ngân sách. Theo Ryan Loro, Giám đốc điều hành của Green Lab Financial, “Hãy chủ động và xin góp ý của Finance các cách để cắt giảm khoản chi không cần thiết. Phòng tài chính sẽ THÍCH điều này. Hoặc đưa cho Finance một số gợi ý để có thể cắt giảm chi phí. Họ thậm chí sẽ THÍCH điều đó hơn nữa.”
Khi mà Finance thấy rằng bạn để tâm vào việc giúp giữ gìn ngân sách marketing, họ có nhiều khả năng sẽ cắt cho bạn một chút khi và nếu bạn cần.

4. Bắt đầu suy nghĩ như người làm Finance

Đừng đi đến phòng tài chính với một đề xuất mơ hồ hoặc với một dự án mà bạn không thể giữ được đến đồng đô la cuối cùng. Phòng tài chính sẽ không thích được yêu cầu làm một điều gì đó không rõ ràng. Hãy chuẩn bị số liệu sẵn sàng trước đó. Theo cách này, không phải là tài chính mà là Marketing có thể quản lý những con số của mình. Điều này làm cho việc trao đổi thông tin trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.

5. Đừng giữ bí mật những lỗi lầm

Nếu bạn lỡ bỏ sót một vài con số, hãy tìm đến Finance càng sớm càng tốt, đừng cố gắng trì hoãn những tin xấu hoặc đổ lỗi cho ai đó. Tài chính sẽ đánh giá cao sự thành thật đó.
Rốt cuộc, như Mark Twain đã nói: “Sự thành thật là chính sách tốt nhất – khi có tiền trong đó.”
Một doanh nghiệp sẽ thành công hơn khi hai phòng ban Marketing và Finance có thể làm việc nhuần nhuyễn với nhau, và cùng nhau đạt được được các mục tiêu doanh nghiệp đã được đề ra
Nguồn: Forbes.com
Tham khảo thêm chương trình MBA dành cho 2 lĩnh vực tưởng chừng không liên quan nhưng lại gắn bó mật thiết trong mỗi doanh nghiệp:

MBA

About MBA -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :

THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHÚNG TÔI GIÚP GÌ CHO BẠN!

Tại Đại học Nam Columbia, chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) luôn được chú trọng cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng, cơ hội để bạn theo đuổi đam mê học tập của mình và đạt bằng cấp được các nhà tuyển dụng coi trọng.

Tham gia chương trình bạn sẽ được trau dồi, rèn luyện các phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo tương lai, được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần có của một nhà quản lý tài năng, giúp bạn đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho tổ chức, doanh nghiệp của mình trong quá trình vận hành, phát triển.

Trường Đại học Nam Columbia – CSU thuộc Tâp đoàn giáo dục Columbia Southern Education (CSEG), đào tạo các bậc học từ Cao đẳng, Cử nhân đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ. CSU đã được kiểm định chất lượng bởi DEAC (Ủy ban kiểm định Giáo dục từ xa Hoa Kỳ). Đại học Nam Columbia Việt Nam chính thức hoạt động từ 2002 và được Bộ Giáo Dục và Đạo Tạo Việt Nam công nhận văn bằng